Đảng bộ xã Mường Giàng tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế
Lượt xem: 337
Sau gần 2 năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai) lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.
 

Bà con nhân dân xã Mường Giàng với mô hình trồng chè sạch

Sau gần 2 năm, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Mường Giàng (Quỳnh Nhai) lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Bí thư Đảng ủy xã, Lò Văn Tâm, cho biết: Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lãnh đạo phát triển kinh tế ngay từ cơ sở, Đảng ủy phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã phụ trách theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các chi bộ; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kịp thời có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế. Cùng với đó, các chi bộ, đảng viên trong xã phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, góp phần cải thiện cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

Từ việc lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy xã về phát triển kinh tế đã tạo điều kiện, phát huy được tính tích cực vươn lên của người dân. Dựa vào lợi thế, tiềm lực kinh tế, người dân đã từng bước lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp; tích cực liên kết trong sản xuất. Hiện nay, nhân dân trong xã đang chăm sóc trên 50 ha sa nhân, gần 200 ha cây ăn quả, 15 ha sả java; duy trì hoạt động 17 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; khai thác hiệu quả 16,5 ha mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng đánh bắt trên 70 tấn/năm; chăn nuôi hơn 3.000 con trâu, bò; quản lý, bảo vệ 3.094 ha rừng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 giảm xuống còn 2,25%. 

 

Du khách đến thăm quan du lịch tại xã Mường Giàng

Theo sự giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi về bản Mường Giàng nơi - điển hình trong phát triển kinh tế. Bản Mường Giàng hôm nay có nhiều đổi thay, kết cấu hạ tầng khang trang, người dân năng động trong cách làm kinh tế. Theo chia sẻ của anh Tòng Văn Thưởng, Bí thư chi bộ: Nâng cao thu nhập, chi bộ, Ban Quản lý bản thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tuyên truyền vận động bà con tích cực thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời, phát huy sự gương mẫu đi đầu của 41 đảng viên trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, bà con đang tập trung chăm sóc hơn 90 ha ngô, sắn; 5 cây ăn quả;16 ha lúa nước 2 vụ; duy trì gần 400 con trâu, bò. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/người/năm; bản chỉ còn 4 hộ nghèo.

Anh Tòng Văn Hoàng, đảng viên Chi bộ bản Mường Giàng, nói: Trước đây, gia đình có gần 3 ha đất, chủ yếu là trồng cây ngô, sắn, lúa nương. Do kỹ thuật canh tác lạc hậu, giống địa phương nên hiệu quả kinh tế không cao. Chi bộ bản tuyên truyền vận động, gia đình tôi đã đưa giống mới vào sản xuất và chuyển đổi một số diện tích sang trồng cây ăn quả. Đến nay, gia đình có 1,7 ha đất trồng ngô, sắn và 1 ha cây ăn quả; nuôi 4 con bò, 3 con lợn nái; thu nhập bình quân đạt trên 200 triệu đồng/năm. 

Rời bản Mường Giàng, chúng tôi tiếp tục hành trình ngược về bản vùng cao Phiêng Ban nơi có 76 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Dọc con đường về bản, trên các sườn đồi trải dài một màu xanh của cây chè, cà phê xen lẫn cây ăn quả, người dân đang tập trung chăm sóc cây chè, cà phê; tiếng nói, tiếng cười làm cho không khí lao động sản xuất hăng say. Có thể thấy, cuộc sống của người dân vùng cao nơi đây ổn định, ngày càng khởi sắc. Có được kết quả đó, Chi bộ, Ban quản lý bản đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa nương kém hiệu quả sang trồng chè, cà phê, cây ăn quả và cây dược liệu dưới tán rừng. Triển khai thực hiện, 15 đảng viên trong chi bộ đã gương mẫu đi đầu trong chuyển đổi. Hiệu quả từ mô hình, người dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư. Đến nay, bản có 45 ha cây sa nhân, 14 ha chè, gần 10 cây ăn quả; duy trì gần 200 con trâu, bò. Cả bản giờ chỉ còn 3 hộ nghèo. 

 

Mô hình trồng sa nhân tại bản Phiêng Ban

Những kết quả đạt được vững chắc bước đầu sẽ là tiền để Đảng bộ xã tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đảng bộ xã đã đề ra, từng bước tăng thu nhập, đời sống của người dân được nâng cao.... Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1